Chính trị và người thừa kế Gustav III của Thụy Điển

Vua Gustav III của Thụy Điển và những người em của ông; Gustav III (trái) và hai em trai của ông, Hoàng tử Frederick Adolf và Hoàng tử Charles, sau này là Vua Karl XIII của Thụy Điển. Tranh của Alexander Roslin.Lễ đăng quang của Gustav III tại Storkyrkan (Nhà thờ Thánh Nikolai) năm 1772, bản màu những năm 1790 mô phỏng không hoàn chỉnh lại bản vẽ bằng mực in trên giấy của Carl Gustav Pilo được vẽ cùng năm với khi nhà vua đăng quang.

Các hoạt động chính trị tích cực đầu tiên của vương tử Gustav bắt đầu sau sự kiện Khủng hoảng tháng 12 (1768), khi ông buộc phe Cap (tức những người ủng hộ tầng lớp nông dân cũng như các chức sắc tăng lữ trong triều đình Thuỵ Điển) đang ở thế đa số phải đàm phán với hy vọng điều này có thể mở đường cho cải cách hiến pháp nhằm tăng thêm quyền lực cho nhà vua. Tuy nhiên, đảng Hat, đại diện cho quyền lợi của giới quý tộc cũng như các tướng lĩnh quân sự, từ chối thực hiện các cam kết mà họ đưa ra sau khi chiến thắng cuộc bầu cử nghị viện trước đó. Gustav viết trong cay đắng: "Việc thất bại trong quá trình đàm phán không khiến tôi quá chán nản, mà là việc chứng kiến đất nước nghèo khó này chìm trong tham nhũng, tại nơi mà đáng lý ra phải có được sự hạnh phúc thì nay lại chìm trong tình trạng vô chính phủ hoàn toàn".

Gustav, tuy vậy, tỏ ra thành công hơn trong các vấn đề chính trị ở ngoài nước. Từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3 năm 1771, Gustav đến thăm Paris, nơi ông nhận được sự nhiệt liệt chào đón của người dân thành phố và các quan chức triều đình Pháp. Tuy nhiện, ông đến đây không đơn thuần là để du ngoạm thành phố mà còn thực hiện các sứ mệnh chính trị khác. Các mật vụ của triều đình Thuỵ Điển đã dọn sẵn đường cho ông đến Paris và Thủ tướng đã nghỉ hưu là Công tước xứ Choiseul, quyết định thảo luận với vị vương tử về khả năng thực hiện một cuộc cách mạng đối với Thuỵ Điển, lúc này đang là đồng minh của Pháp. Trước khi ông rời đi, chính phủ Pháp cam kết sẽ trả các khoản nợ không hoàn lại cho Thuỵ Điển với số tiền lên tới 1,3 triệu livers hằng năm. Một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng của Pháp lúc bấy giờ là Bá tước xứ Vergennes được chuyển công tác từ Constantinople đến Stockholm.

Sau đó, trước khi về lại Phổ, ông có tới thăm triều đình của người chú là Friedrich Đại đế tại Postdam. Friedrich thẳng thừng nói cho Gustav biết rằng dưới sự can thiệp cùng với NgaĐan Mạch, ông tuyên bố tính toàn vẹn của hiến pháp Thuỵ Điển, đồng thời khuyên nhà vua nên đóng vai trò hoà giải giữa các phe phái cũng như tránh sử dùng vũ lực nhằm leo thang cẳng thẳng trong nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gustav III của Thụy Điển https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Gustav... https://vi.wikisource.org/wiki/The_New_Internation... https://vi.wikisource.org/wiki/The_American_Cyclop... https://archive.org/details/cu31924071200822 http://doi.org/10.2307%2F1919238 http://doi.org/10.2307%2F1919238 http://www.jstor.org/stable/1919238 http://www.jstor.org/stable/1919238 https://www.nytimes.com/1927/07/03/archives/sweden... http://www.svd.se/en-djupdykning-i-det-svenska-sla...